18 Nov 2018
Khi tham khảo Dịch lý vốn thường gặp đề tài "Âm Dương và Ngũ Hành", nhưng đã bao lâu rồi vẫn không hiểu được sự câu nối liên hệ giữa các khái niệm này . Suy luận ra sao để từ 2 thứ Âm-Dương mà đi tới 5 thể loại Ngũ hành kia ?
Một ngày kia đọc sách "Kinh Dịch Diễn Giảng" của BS Kiều Xuân Dũng , mới chợt nhận ra sự liên kết đó . Điều này chỉ có thể soi thấy khi ta nhìn kỹ vào Hà Đồ .
Hà Đồ thì có từ đời vua Phục Hi, và gồm một họa hình như sau:
Tuy đồ hình xem rất đơn giản, nhưng bên trong Hà Đồ có gói ghém rất nhiều khái niệm , liệt kê tóm tắt dưới đây:
- phía bắc (bên dưới ) có 1 đốm trắng và 6 đốm đen,
- phía nam (bên trên ) có 2 đốm đen và 7 đốm trắng.
- phía đông (bên trái ) có 3 đốm trắng và 8 đốm đen,
- phía tây (bên phải ) có 4 đốm đen và 9 đốm trắng,
- ở giữa có 5 đốm trắng và 10 đốm đen.
Sự sắp xếp này muốn nói rằng :
- 1 cặp đôi với 6, 2 cặp đôi với 7, 3 cặp đôi với 8 , 4 cặp đôi với 9 , 5 cặp đôi với 10.
- các đốm đen là số chẵn thuộc âm,
- các đốm trắng là số lẻ thuộc dương.
- các số vòng trong: 1, 2, 3, 4, 5 là những số "SINH" (nguồn cội) ,
- các số vòng ngoài : 6, 7, 8, 9, 10 , là những số "THÀNH" (kết quả).
- con số 5 ở giữa còn mang cái ý nghĩa đặc biệt, đó là : các số "SINH" cộng với số 5 thì ra các số "THÀNH" .
Không có số 5 ở Trung cung ( chính giữa) thì vạn vật không có sanh, cũng không có thành . Số 5 và số 10 là huyền cơ của Trời Đất .
Nhiều thế kỷ sau Phục Hi, Đạo giáo (Taoism) đã khơi sáng thêm cái vai trò then chốt của con số 5 với thuyết Ngũ hành, áp dụng vào Hà Đồ để cụ thể hoá việc sinh thành của Âm-Dương .
Ngũ hành gồm có Kim , Mộc, Thủy, Hoả và Thổ . Tất cả đều là những hiện tượng, các hình thể vật chất bề ngoài của Âm-Dương .
Vị trí của Ngũ hành trong Hà Đồ là như sau: Thủy ở phía Bắc, Hoả phía Nam, Mộc phía Đông, Kim phía Tây, còn Thổ thì nằm tại Trung ương .
Tuy rằng phân Ngũ hành, nhưng kỳ thật chỉ có 2 khí Âm Dương vận hành, và rồi 2 thứ này cũng là chỉ do một khí (Thái Cực) xoay chuyển trong một vòng vô tận mà ra:
Theo nguyên tắc căn bản của thuyết Ngũ Hành, cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển không ngừng. Còn các Hành cách nhau thì sẽ khắc chế nhau, cứ thế mà luân lưu mãi:
Ngũ Hành tương sinh
@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét