!
Mấy hôm nay suy gẫm thêm về đề tài "Ông Chủ" (Chân tâm, Phật tánh ...) mới thấm thía rằng sự tình thật quá ư lắt léo, rất dễ vuột biến, mất dạng, để cho mình cứ đứng ngơ ngáo tại chỗ . Nó có khác chi chuyện của người muốn chụp nắm cái bóng trên tường đâu . Mà xét ra thì thật còn khó hơn như vậy nữa, bởi lẽ đây là sự tình của cái bóng (ý nghĩ) muốn trở ngược ôm dính cái thân (ông chủ), phải không ?
Mà thôi, cuộc sống của mình xưa nay vốn đã luôn như cá tôm mò trăng đáy nước, biết làm chi khác hơn được bây giờ . Cực chẳng đã, cứ phải ... lần mò tiếp, tới đâu hay đó . Nay biết được rằng trăng không nằm trong nước , thì sẽ ráng nhìn cái bóng cho kỹ , để không chừng sẽ nhận hiểu thêm - trăng đó là thứ gì .
Kinh sách nhà Phật từng giảng giải nhiều về "khách trần" và "chủ nhân" , đại ý như sau :
Nay thiết nghĩ: trên hành trình xuyên qua thế gian, có rất nhiều quán trọ bên đường cho khách nghỉ chân . Mỗi quán đều có người làm chủ . Ông chủ này ngồi sẵn tại hậu trường, im hơi lặng tiếng không lộ diện , nhưng luôn quan sát ghi nhận đủ mọi việc . Kế ngay dưới vai ông thì có một quản gia đứng ra tiếp đón khách trần và trực tiếp điều động các nhân viên khác dưới quyền: đầu bếp lo việc nấu ăn, tiểu nhị thì lăng xăng lau chùi bưng dọn, trưởng quầy chuyên phụ trách đếm bạc thu tiền ..v..v...
Bình thường thì mọi sự vốn là êm xuôi , diễn tiến một cách đều đặn, ngon trớn máy móc . Mọi nhân viên trong quán đều tự động thi hành các nhiệm vụ theo sự huấn luyện và phân phối sẵn, không cần biết đến là có ông chủ tại phía sau . Nếu có chuyện chi khác thường xảy ra thì bất quá quản gia sẽ thế ông chủ để đối phó và xử lý .
Nếp sinh hoạt trong quán sẽ thay đổi tuỳ theo các biến chuyển đến từ bên ngoài . Khi có nhiều khách quý sang trọng ghé chân thì không khí trong quán sẽ tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên . Hôm nào xui xẻo bị các giới giang hồ vô loại tới phá đám thì quán trọ cũng không khỏi rối loạn tơi bời .
Không những chỉ có khách hàng là sẽ đến rồi đi, mà ngay cả các nhân viên trong quán, từ quản gia trở xuống, đều có thể theo thời gian hoặc vì các biến cố lớn mà luân lưu rời đổi . Chỉ có ông chủ mới là thường xuyên trấn thủ tại quán .
Nếu thiếu kinh nghiệm và không am hiểu sự đời, người quản gia bởi luôn trực tiếp điều hành mọi việc trong quán, sẽ rất dễ rơi vào cái mê tưởng tự cho rằng mình là chủ nhân . Cái nhầm lẫn này sẽ lần hồi cắt mất mối câu thông với ông chủ, và tất nhiên sự tình trong quán sẽ không có kết quả tốt đẹp cho lắm . Có nhiều quản gia vì lầm lỗi này mà khiến cho cả quán sụp đổ, sớm phải dẹp tiệm kết thúc trước khi cái hợp đồng nguyên thủy tự hết hạn kỳ .
Trong đời người, cái "ý" tuy là có khả năng điều động và chỉ huy năm căn còn lại (tai, mắt,mũi,lưỡi và da), nhưng vẫn không phải là "ông chủ". Đây bởi vì bản chất của nó là duyên hợp, là do những yếu tố bên ngoài kết tụ lại mà thành, tuy hợp nhưng rồi tan, nay tới mai đi, y như các khách trần, lưu chuyển không dứt. Có thể ví nó như quản gia của quán trọ , vai vế coi giống ông chủ , nhưng thực tình không phải là chủ .
Mọi sự trong quán trọ sẽ diễn tiến trôi chảy khi quản gia hiểu rõ vai trò của mình, và giữ vững mối giây móc nối với ông chủ . Tương tự như vậy, cái "ý" cũng chẳng nên quên rằng bản chất nó không thể làm chủ . Đó là điều tiên quyết cần nhớ . Kế tiếp, thì có thể cố gắng hướng thêm vào trong, chú tâm lắng xem "ông chủ" kia đang ra sao, muốn làm gì, trôi về đâu ....
"Mò trăng đáy nước"
khi mệt quá thì "Viếng quán bên đường" !
Mấy hôm nay suy gẫm thêm về đề tài "Ông Chủ" (Chân tâm, Phật tánh ...) mới thấm thía rằng sự tình thật quá ư lắt léo, rất dễ vuột biến, mất dạng, để cho mình cứ đứng ngơ ngáo tại chỗ . Nó có khác chi chuyện của người muốn chụp nắm cái bóng trên tường đâu . Mà xét ra thì thật còn khó hơn như vậy nữa, bởi lẽ đây là sự tình của cái bóng (ý nghĩ) muốn trở ngược ôm dính cái thân (ông chủ), phải không ?
Mà thôi, cuộc sống của mình xưa nay vốn đã luôn như cá tôm mò trăng đáy nước, biết làm chi khác hơn được bây giờ . Cực chẳng đã, cứ phải ... lần mò tiếp, tới đâu hay đó . Nay biết được rằng trăng không nằm trong nước , thì sẽ ráng nhìn cái bóng cho kỹ , để không chừng sẽ nhận hiểu thêm - trăng đó là thứ gì .
Kinh sách nhà Phật từng giảng giải nhiều về "khách trần" và "chủ nhân" , đại ý như sau :
"Ví như có người khách đi đường, tạm nghỉ đêm nơi nhà trọ, sáng lại sửa soạn hành lý ra đi. Khách thì tạm dừng rồi khách ra đi, còn người không dừng cũng không đi mới gọi là chủ” . Như vậy khách là người tạm có mặt rồi mất, trong khi "Ông chủ" mới là người thường xuyên trong nhà. Ý nghĩa hai chữ “chủ” và “khách” cho chúng ta thấy rõ cái gì tạm có rồi mất gọi là khách, cái gì có mãi không mất thì gọi là chủ.
Bình thường thì mọi sự vốn là êm xuôi , diễn tiến một cách đều đặn, ngon trớn máy móc . Mọi nhân viên trong quán đều tự động thi hành các nhiệm vụ theo sự huấn luyện và phân phối sẵn, không cần biết đến là có ông chủ tại phía sau . Nếu có chuyện chi khác thường xảy ra thì bất quá quản gia sẽ thế ông chủ để đối phó và xử lý .
Nếp sinh hoạt trong quán sẽ thay đổi tuỳ theo các biến chuyển đến từ bên ngoài . Khi có nhiều khách quý sang trọng ghé chân thì không khí trong quán sẽ tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên . Hôm nào xui xẻo bị các giới giang hồ vô loại tới phá đám thì quán trọ cũng không khỏi rối loạn tơi bời .
Không những chỉ có khách hàng là sẽ đến rồi đi, mà ngay cả các nhân viên trong quán, từ quản gia trở xuống, đều có thể theo thời gian hoặc vì các biến cố lớn mà luân lưu rời đổi . Chỉ có ông chủ mới là thường xuyên trấn thủ tại quán .
Nếu thiếu kinh nghiệm và không am hiểu sự đời, người quản gia bởi luôn trực tiếp điều hành mọi việc trong quán, sẽ rất dễ rơi vào cái mê tưởng tự cho rằng mình là chủ nhân . Cái nhầm lẫn này sẽ lần hồi cắt mất mối câu thông với ông chủ, và tất nhiên sự tình trong quán sẽ không có kết quả tốt đẹp cho lắm . Có nhiều quản gia vì lầm lỗi này mà khiến cho cả quán sụp đổ, sớm phải dẹp tiệm kết thúc trước khi cái hợp đồng nguyên thủy tự hết hạn kỳ .
Trong đời người, cái "ý" tuy là có khả năng điều động và chỉ huy năm căn còn lại (tai, mắt,mũi,lưỡi và da), nhưng vẫn không phải là "ông chủ". Đây bởi vì bản chất của nó là duyên hợp, là do những yếu tố bên ngoài kết tụ lại mà thành, tuy hợp nhưng rồi tan, nay tới mai đi, y như các khách trần, lưu chuyển không dứt. Có thể ví nó như quản gia của quán trọ , vai vế coi giống ông chủ , nhưng thực tình không phải là chủ .
Mọi sự trong quán trọ sẽ diễn tiến trôi chảy khi quản gia hiểu rõ vai trò của mình, và giữ vững mối giây móc nối với ông chủ . Tương tự như vậy, cái "ý" cũng chẳng nên quên rằng bản chất nó không thể làm chủ . Đó là điều tiên quyết cần nhớ . Kế tiếp, thì có thể cố gắng hướng thêm vào trong, chú tâm lắng xem "ông chủ" kia đang ra sao, muốn làm gì, trôi về đâu ....
Mỗi ngày giấc ngủ của ta xem ra chẳng khác chi những giờ đóng cửa tạm nghỉ của quán . Đây là khoảng thời gian tương đối khá yên tịnh , tất cả khách đã ra về, các nhân viên hết bận rộn lăng xăng, quản gia sẽ có cơ hội tốt để mà lưu tâm tới chủ nhân, hướng vô trong xem tình hình động tĩnh thế nào ... Cái "ý" của ta cũng vậy, cần ráng tận dụng thời điểm êm lặng khi thân thể nằm ngủ để mà tăng cường và củng cố mối tương quan với "ông chủ" .
Hôm nào mà ban ngày công việc quá bận rộn quá căng thẳng, thì trong đêm cái "ý" sẽ khó ngừng được cái đà đang chạy, rồi cứ thế mà tiếp tục quay lung tung chẳng ngớt . Hậu quả là sẽ để lại nhiều vết hằn trong trí nhớ dưới dạng thức của những giấc mơ rối ngầu mệt mỏi . Đằng khác, đêm nào mà ngủ ngon giấc, không mộng mị chi hết, thì rất có thể là đã được vào ngồi hưởng trà với "ông chủ" rồi chăng ?
Hôm nào mà ban ngày công việc quá bận rộn quá căng thẳng, thì trong đêm cái "ý" sẽ khó ngừng được cái đà đang chạy, rồi cứ thế mà tiếp tục quay lung tung chẳng ngớt . Hậu quả là sẽ để lại nhiều vết hằn trong trí nhớ dưới dạng thức của những giấc mơ rối ngầu mệt mỏi . Đằng khác, đêm nào mà ngủ ngon giấc, không mộng mị chi hết, thì rất có thể là đã được vào ngồi hưởng trà với "ông chủ" rồi chăng ?
😉
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét