Vô Cực và Thái Cực

@

Chút khái niệm về Vô Cực và Thái Cực  :


Nhiều nhà nghiên cứu về Kinh Dịch đã cho rằng khi ta nhìn cái mô hình của Hà Đồ dưới dạng của một vòng tròn thì sẽ nhận ra các điều như sau:





Nếu ta gom quện các số chẵn (âm) như 2,4,6,8 (mầu đen) lại với nhau thành một khối, và đồng thời cho các số lẻ (dương) như 1,3,7,9 (mầu trắng) kết hợp nên nhóm thứ hai thì sẽ có thể xuất hiện cái hình tượng này :





Âm (vệt đen) và Dương (vệt trắng) biểu hiệu cho hai trạng thái tuy tương phản nhưng luôn luôn gắn liền và quyện vào nhau . Nếu Âm phát huy thái quá thì sẽ trở chiều thành Dương, và ngược lại cũng thế: Dương khi đi tới cực độ thì sẽ xoay chuyển ra Âm .




Các kinh sách của Trung Hoa nói chung thường rất là vắn tắt và hàm xúc . Phát biểu về các cơ cấu căn bản của Dịch thì cũng chỉ có vỏn vẹn như sau:

#
Vô cực sinh Thái Cực

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng

Tứ Tượng sinh Bát Quái ...







Các phát biểu đó đã gợi lên những suy diễn như sau trong đầu cá nhân này :


Nếu không có sự nhận thức, thì đối với chúng ta tất cả các hiện tượng trên thế gian đều không có hiện hữu . Chẳng hạn như buổi tối , khi thể xác mệt mỏi nằm xuống ngủ, mắt nhắm tít, 5 giác quan từ từ tắt lịm hết . Mọi ý thức cũng không còn . Thế giới gồm không gian và thời gian như ta biết đều biến mất . Đây chắc có thể tạm ví như là cái trạng thái "vô cực" (chân không) .


Buổi sáng chợt tỉnh giấc, mở mắt nhìn thì biết ngay là sáng hay tối, tai lắng nghe thời biết động hay tĩnh , da thịt cảm nhận được là nóng hay lạnh, mũi thính ngửi biết khí thanh hay uế, tặc lưỡi thì nhận ra ngay vị đắng hay ngọt . Cứ nằm một chỗ thôi cũng có thể nhận thức được các cặp đôi tương phản đối nghịch nhau như vậy . Điều này xem ra giúp khơi sáng chút xíu cái ý tưởng về Lưỡng Nghi .


Đứng dậy đi vòng quanh trong phòng, nhận thấy rằng có góc thì tối đen, có nơi thì tối nhiều hơn sáng, có nơi sáng nhiều hơn tối, rồi cũng có nơi thì nắng rọi sáng rực . Những thay đổi trên mặt phẳng hai chiều của sàn nhà có thể được tượng trưng bởi cái khái niệm về Tứ tượng ( 4 cách kết hợp của Lưỡng Nghi).


Leo thang để đi lên gác thì sẽ nhận thức ra mọi sự rõ là phức tạp hơn một bực nữa . Các thay đổi trong cái khuôn khổ 3 chiều này có thể được tóm tắt lại với cái khái niệm về Bát quái ( 8 cách kết hợp của Lưỡng Nghi).


Theo cái vũ trụ quan của Trung Hoa thì Bát quái có lẽ tượng trưng cho các "phân tử" căn bản nhất của cõi sống 3-chiều . Mọi sinh hoạt của nhân gian trong cõi này đều có thể đưọc diễn đạt và am hiểu qua các sự phối hợp và tác dụng vào lẫn nhau của 8 yếu tố chính này . Lẽ dĩ nhiên trên thực tế thì các biến đổi trong thế gian rất là phức tạp, có tới muôn hình vạn trạng nhiều hơn tám cái "quái" đó . Thế nên nếu muốn lập biểu tượng cho hết thảy các sự tình thì cần phải khai triển tiếp . Nhưng không hiểu sao , thay vì là tăng thêm một bực nữa (thế giới 4-chiều ?) để mà có được 16 cách kết hợp của Lưỡng Nghi, thì Kinh Dịch lại nhảy vọt bằng cách chồng ngay các Bát quái lên lẫn nhau để có được 64 quẻ kép . ... Làm như vậy là đã suy diễn theo quy tắc gì đây ?


@

1 nhận xét:

  1. >>...Làm như vậy là đã suy diễn theo quy tắc gì đây ?<<Đây là cách suy diễn theo mấy con rùa Tàu. Bạn chắc biết Hà Đồ được mấy ông Chệt khám phá trên cái mai rùa. Mấy ông Tàu là chúa âm mưu,hay nghi ngờ; do đó mà đẻ ra Lưỡng nghi:trúng-sai. Thời xa xưa mấy ông Tàu chỉ biết từ một ̣đến mười vì tay chỉ có mười ngón (Khổng Minh rành KD bấm đốt ngón tay biết chuyện tương lai). Lưỡng Nghi chiếm hết hai ngón chỉ còn lại tám, nên mấy ông quái này đặt ra Bát Quái. Do đó mà có 64 quẻ từ 2x4,2x8,2x16,2x32.

    Trả lờiXóa

Thật nuốt, ruột đau