~ @ ~
Khoảng hai năm trước, trong lúc dọn dẹp mấy chồng sách vở báo chí cũ chất chứa trong nhà kho, tôi đã xém vứt vô thùng recycle một quyển sách tựa đề "Vào Cổng Nhà Thiền" do tu viện Trúc Lâm xuất bản . Đây là một cuốn sách biếu , chẳng biết đã từ đâu mà lại lọt vô nhà . Tôi chưa từng thấy nó bao giờ nên đã đặt nó qua một bên để lúc khác xem lại . Mà rồi cũng quên bẵng nó đi, cho tới vài tháng sau, tình cờ có đứa em vợ tới hỏi thăm mượn sách đọc về Thiền . Tôi tuy có một số sách về đề tài này , nhưng toàn là sách Anh ngữ, không thích hợp cho nó . Chợt nhớ lại cuốn "Vào Cổng Nhà Thiền" trong kho, tôi mới đem nó ra và ngồi xem lướt qua trước khi đưa cho đứa em . Lúc đó mới nhận ra là sách hay quá , chỉ dẫn cho tôi khá nhiều điều mà chính bản thân cũng chưa biết chưa hiểu .
Sau khi trao sách cho người em, tôi mới ra công tìm tòi thêm trên mạng internet . Ngoài cái đề tài "Vào Cổng Nhà Thiền", Hoà Thượng Thích Thanh Từ đã còn có thuyết pháp tiếp với các bài giảng "Vào Cửa Không" và "Chỉ Ông Chủ" .
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Dưới đây xin tóm tắt vài điểm thiết yếu của các bài giảng này:
"Vào Cổng Nhà Thiền" :
- Giác ngộ về "Tâm" :
- Thấy rõ được cái giả (thân và tâm) chẳng phải là dễ, mà nhận biết ra cái thật (tạm gọi là Phật tánh) cũng không kém phần rắc rối : "Chỉ cho quí vị thấy thân này là giả, là vay mượn. Chỉ cho quí vị thấy những suy nghĩ, tư tưởng là giả, là vay mượn, đó là nói tu thiền rồi. Chỉ cái giả để biết nhận ra nó, nhưng cái thật thì làm sao chỉ cho quí vị đây? " - Có những người thắc mắc “Cái gì là Phật tánh? Phật tánh ở chỗ nào?”. Chắc ai cũng băn khoăn muốn hiểu điều đó. Nhưng chúng tôi sẽ trả lời rằng: “Câu hỏi đó đã trật rồi !”
"Vào Cửa Không" :
“Chỉ Ông Chủ” :
Sau khi trao sách cho người em, tôi mới ra công tìm tòi thêm trên mạng internet . Ngoài cái đề tài "Vào Cổng Nhà Thiền", Hoà Thượng Thích Thanh Từ đã còn có thuyết pháp tiếp với các bài giảng "Vào Cửa Không" và "Chỉ Ông Chủ" .
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Dưới đây xin tóm tắt vài điểm thiết yếu của các bài giảng này:
"Vào Cổng Nhà Thiền" :
- Mục đích chính của thiền là sự giác ngộ. Tu mà không nhằm vào giác ngộ thì không phải là thiền.
- Giác ngộ về "Thân" :
Thân người vốn là hư hoại, lệ thuộc vào mọi thứ bên ngoài . Cuộc sống của thân là một chuỗi dài vay mượn tạm bợ. Hễ còn mượn thì còn, khi hết mượn là mất : mũi không mượn không khí, miệng không mượn nước và thức ăn, thì thân không thể nào sống sót được .
Vì thân là vay mượn tạm bợ, không quý giá chi lắm , thế nên những nhu cầu đòi hỏi của nó cũng chỉ là tầm thường. Khi hiểu được vậy thì sẽ bớt si mê, và lòng tham sẽ nhẹ đi . Lòng tham nhẹ thì sân cũng ít , khiến cho sự tu hành có được cội gốc vững vàng.
- Giác ngộ về "Tâm" :
Cái suy nghĩ hiểu biết (hay còn gọi là kiến thức) , là tâm của con người. Sự thật thì cái kiến thức ấy cũng chỉ là vay mượn của thầy của bạn, của xã hội .
Hằng ngày chúng ta sống với sự lệ thuộc, vay mượn từ đất, nước, gió, lửa, cộng thêm vay mượn các kiến thức từ bên ngoài . Các thứ này luôn luôn thay hình đổi dạng từ chỗ này đến chỗ kia , biến chuyển không ngừng . Vậy mà ta lại cứ hay chấp chước cho rằng các thứ đó là mình, chẳng trách gì cứ mãi bị trôi lăn trong đường sanh tử .
Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ta thường chấp tư tưởng của mình là đúng, tư tưởng của người là sai. Sự tranh chấp tư tưởng đó diễn ra từ cá nhân này đến cá nhân khác, từ nhóm người này đến nhóm người khác, từ xã hội này đến xã hội khác. Xét lại chỉ vì hai cái lầm về thân và tâm mà chúng ta tạo muôn ngàn khổ đau cho mình và cho mọi người. Nếu hiểu được thân là vay mượn, kiến thức là vay mượn, có cái gì thật đâu mà chấp, thì mọi ý kiến bất đồng đều xả hết . Khi đã nhận ra lẽ thật rồi, tự nhiên chúng ta giải khổ được cho mình và không tạo khổ cho người nữa.
Tinh thần thiền của đạo Phật là dùng trí tuệ để thấy được lẽ thật: bản thân và vọng tưởng là giả dối. Thấy được lẽ thật ấy rồi, mới buông xả được lòng tham chấp và tâm sân hận. Khi buông xả được những cái ấy, tâm sẽ được thanh tịnh, tỉnh giác thấy được cái chân thật của chính mình, mới giải thoát được sanh tử.
- Thấy rõ được cái giả (thân và tâm) chẳng phải là dễ, mà nhận biết ra cái thật (tạm gọi là Phật tánh) cũng không kém phần rắc rối : "Chỉ cho quí vị thấy thân này là giả, là vay mượn. Chỉ cho quí vị thấy những suy nghĩ, tư tưởng là giả, là vay mượn, đó là nói tu thiền rồi. Chỉ cái giả để biết nhận ra nó, nhưng cái thật thì làm sao chỉ cho quí vị đây? " - Có những người thắc mắc “Cái gì là Phật tánh? Phật tánh ở chỗ nào?”. Chắc ai cũng băn khoăn muốn hiểu điều đó. Nhưng chúng tôi sẽ trả lời rằng: “Câu hỏi đó đã trật rồi !”
- Nói “vào cửa Không” tức là đi sâu vào phần nội tâm . Nếu chúng ta tuy không chấp thân mà vẫn chấp tâm thì cũng còn là vướng bệnh.
- Vào được cửa Không tức là vào nhà thiền. Nhưng “Không” cái gì và làm sao để nó “Không”?
- Bài kệ của Thiền sư Động Sơn:
Không môn hữu lộ nhân giai đáo
Đáo giả phương tri chỉ thú trường
Tâm địa nhược vô nhàn thảo mộc
Tự nhiên thân thượng phóng hào quang.
lời dịch nghĩa:
Cửa Không có một con đường mọi người ai cũng đều có thể đến được. Người có đến rồi mới biết chỉ thú của nó là đặc biệt, là cao siêu. Đất tâm nếu không có cỏ cây vô ích mọc lên, thì ngay nơi thân này đã tỏa phát ra hào quang sáng.
- Thiền đúng cách là một phương pháp gìn giữ bình đẳng giữa định (ngồi tu) và tuệ (hiểu biết). Với thiền mọi hành động trong mọi thời gian đều là tu, đi đứng nằm ngồi đều sống với định tuệ. Cho nên trong nhà thiền thường nói: đốn củi, hái rau, thổi cơm, gánh nước cũng là thiền .
-Nghiệp là động cơ đã lôi chúng sanh vào vòng luân hồi. Thân khẩu ý tạo ra nghiệp, và rồi nghiệp lại trở ngược chi phối lôi kéo chúng ta đi miết trong vòng sinh tử .
- Trong ba nghiệp - thân, khẩu, ý - thì ý là chủ động. Chúng ta muốn tu thì phải tu cái ý. Nếu ngồi ngay thẳng, nhiếp phục thân mà ý cứ chạy đông tây thì đâu phải là đúng phương pháp nhiếp phục. Cho nên muốn điều phục được ba nghiệp thì phải nhắm thẳng vào ý nghiệp.
- Tất cả pháp tu của nhà Phật đều nhắm thẳng vào việc dừng ý nghiệp. Làm cái gì cũng bảo đừng vọng tưởng, tụng kinh đừng vọng tưởng, trì chú đừng vọng tưởng, niệm Phật đừng vọng tưởng, tọa thiền cũng đừng vọng tưởng. Chung qui đều nhắm thẳng vào cái chủ động (tức là ý nghiệp) để mà dẹp nó.
- Dùng trí tuệ Bát-nhã, nhận ra các vọng tưởng là không thật, không cụ thể chi hết . Thấy chúng là không, thì tự nhiên vọng tưởng sẽ lặng . Đây chẳng phải là “vào cửa Không” hay sao? . Chúng ta thường cứ chấp vọng tưởng là mình , cho nên mãi đứng ở ngoài, vào “cửa Không” chưa được.
Băng thu âm bài giảng này (mp3) có thể được tải xuống từ đây :
- Danh từ "Ông chủ" xuất xứ từ kinh Lăng Nghiêm . Trong kinh này đức Phật nói rằng: “Ví như có người khách đi đường, tạm nghỉ đêm nơi nhà trọ, sáng lại sửa soạn hành lý ra đi. Khách tạm dừng rồi khách ra đi, còn người mà không dừng và cũng không đi thì gọi là chủ.” Như vậy khách là người tạm có mặt rồi mất, còn "Ông chủ" là người thường xuyên trong nhà. Ý nghĩa hai chữ “chủ” và “khách” cho chúng ta thấy rõ cái gì tạm có rồi mất gọi là khách, cái gì có mãi không mất thì gọi là chủ.
- Phàm cái gì có thể "chỉ" được phải có hình tướng, thí dụ như bình hoa ở trước mắt. Còn Ông chủ là cái không hình tướng, lại ở nơi mọi người, không phải ở bên ngoài, cho nên nếu dùng ngôn từ “chỉ” thì quả là hết sức gượng gạo, đã sai lầm rồi, không phải là chân lý nữa.Tại sao chúng tôi dùng chữ sai lầm như vậy? Vì đến chỗ tột cùng là chỗ vô ngôn, tức không có lời để diễn tả. Nhưng chẳng lẽ vì chỗ vô ngôn đó mà chúng ta lặng thinh, người nghe làm sao lãnh hội được?
- Ngoài tên Ông chủ ra, đức Phật hay các Thiền sư còn dùng những tên khác như Phật tánh, Pháp thân, Như Lai tạng, Chân tâm, Trí tuệ Phật, Tri kiến Phật, Bản lai diện mục v.v… Tại sao các tên chỉ Ông chủ lại quá nhiều như vậy? Bởi vì chính Ông chủ này là cái không tên. Phàm cái gì ta đặt tên được thì cái đó có vị trí cố định, còn cái gì không đặt tên được thì cái đó lại có rất nhiều cách, nhiều ngôn từ mà diễn tả . Ông chủ này là thể hằng giác chưa bao giờ sanh diệt cho nên gọi là Trí tuệ Phật. Ông chủ này là cái thấy biết thường hằng của mọi chúng sanh nên gọi là Tri kiến Phật. Ông chủ này là cái kho Như Lai nên gọi là Như Lai tàng. Ông chủ này là cái tâm bất sanh bất diệt nên gọi là Chân tâm. Ông chủ này là cái thể không bao giờ đổi thay cho nên gọi là Pháp thân. Ông chủ này là bộ mặt thật sẵn có của tất cả mọi người cho nên gọi là Bản lai diện mục v.v…
- Trong cuộc sống thần trí ta luôn bị bao nhiêu vọng tưởng bu bám quấy nhiễu . Nhưng chúng chỉ như là các khách trọ qua đường thôi, nay đến mai đi . Cái luôn có sẵn và ở lại mãi trong nhà mới là "Ông chủ" . Đáng tiếc là ta hay để các khách trần dẫn dụ mình đi tứ tung mọi hướng. Cho dù ngồi tu vẫn cứ nhớ chuyện hôm qua, ôn chuyện hôm kia, cứ như thế mà để khách lừa gạt mình, dẫn mình đi xa mãi, quên mất Ông chủ lúc nào không hay. Nếu chúng ta luôn luôn tỉnh giác, khi một ý nghĩ vừa dấy lên, biết nó là khách liền buông xả không theo, đó là chúng ta làm chủ, biết sống với Ông chủ.
- Chủ yếu của kinh Lăng Nghiêm là đức Phật muốn chỉ Chân tâm ,hay là Như Lai tạng, đã có sẵn nơi mọi người chúng ta. Theo danh từ chuyên môn gọi đó là “nhất tinh minh sanh ra sáu hòa hợp”, tức là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý đều có mang ánh sáng của cái tinh minh đó, mà chúng ta không thấy đúng lẽ thật. Cái thấy luôn hằng nhiên, không bao giờ sanh diệt. Các vật thể, hình tướng bên ngoài thì biến chuyển, khi mất khi còn, nhưng sự thấy của ta thì vẫn luôn có đó . Khi nói tới Ông chủ, kinh Lăng Nghiêm lúc nào cũng chỉ thẳng Tánh nghe, Tánh thấy v.v… của chính mình, đã biểu lộ ngay nơi sáu căn.
- Đáng tiếc, tất cả chúng ta đều xây mặt ra, nên muốn tu mà một bề chạy theo ngoài, lễ lạy những hiện tượng lạ bên ngoài, quên mất ông Phật của chính mình. Điều chính yếu là trở lại Tánh giác của mình, tự mình sáng suốt soi rõ sự vật, không phải nhờ người ngoài soi thế cho mình được.
- Tu là biết xoay lại, biết trở về với con đường giác, tức là bối trần hiệp giác, nghĩa là xoay đưa lưng với trần cảnh (bên ngoài), hướng trở về với Tánh giác của mình (bên trong).
- Trong kinh Lăng Nghiêm, không riêng đức Phật Thích-ca mà mười phương chư Phật đồng nói cho ngài A-nan và đại chúng nghe rằng: “Chính sáu căn của các ông là gốc của sanh tử luân hồi, cũng chính sáu căn của các ông là gốc của Bồ-đề Niết-bàn.” Ý nói : Khi chúng ta xây mặt ra ngoài, nhìn người nhìn cảnh, phân biệt hay dở, tốt xấu v.v…mà rồi quên mình chạy theo cảnh, đó là nguồn gốc của vô minh . Trái lại khi chúng ta vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn biết mà không phân biệt tốt xấu hay dở, không thêm một lớp vọng tưởng phân biệt chi hết, thì đó là gốc Bồ-đề Niết-bàn. Như thế Phật chỉ quá rõ ràng, gốc của sanh tử hay gốc của Niết-bàn là ngay nơi sáu căn của mình, không có ở đâu xa xôi.
Băng thu âm bài giảng này (mp3) có thể được tải xuống từ đây :
~ ! ~
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét