Tuy hai mà một, .. tuy xa nhưng gần

~ ! ~


Mỗi ngày, vào đúng thời điểm quy định, tiếng chuông từ nhà thờ vang ra khắp cả một vùng trời . Nguời tu sĩ đứng trên sàn đất nhịp nhàng kéo sợi giây xích nối liền với cái chuông đồng to lớn treo trên cái tháp cao vút . Tu sĩ và chuông đồng là hai vật thể cách biệt nhau trong không gian . Những động tác lôi kéo của tu sĩ sẽ chẳng có ảnh huởng gì tới cái chuông hết nếu không có sự câu nối của giây xích .

...

Sáng nay đứa bé hàng xóm lỡ để trái banh đang chơi lăn dưới gầm xe đậu truớc nhà . Nó gõ cửa nhờ tôi giúp . Cầm một cây gậy dài , tôi thọc trái banh ra khỏi gầm xe . Cây gậy có hai đầu, tuy cách nhau hơn cả thuớc trong không gian , nhưng vì chúng thuộc về cùng một khối vật thể cho nên khi tôi đẩy một đầu thì lập tức đầu kia cũng di chuyển y hệt .



Trong các khái niệm bình thường của ta về vật chất và về không gian thì đây vốn là những sự kiện hiển nhiên, những "sự thật" căn bản của đời sống theo đúng cái nguyên tắc "tiếp-cận-tính" (principle of locality) của khoa vật lý cổ điển . Nguyên tắc này nói rằng : "Giữa hai thể vật tách rời trong không gian , phải có một sự câu nối bằng một cái gì đó thì những tác động tại một vật này mới có đuợc ảnh hưởng tới cái vật kia " .

Ngày nay thì khoa vật lý lượng tử (quantum physics) lại cho thấy rằng khi xét theo bình diện của những cấu kết vật chất căn bản nhất, tỉ dụ như điện tử , hạch nhân ..v..v.. thì mọi sự không còn tuân theo cái nguyên tắc "tiếp-cận-tính" nữa . Năm 1964, nhà bác học John Bell đã đưa ra một định lý toán học (Bell Inequality theorem) làm vang động và thay đổi cái quan niệm thông thường về vật chất và về không gian như đã kể trên . Tuy nội dung của định lý này phức tạp và khó hiểu, nó đã đưa tới một suy luận khá giản dị rằng cái nguyên tắc "tiếp-cận-tính" không có ứng dụng trong thế giới siêu vi của lượng tử.

Vài năm sau đó, cuộc thí nghiệm của Alain Aspects (1982) và rồi dần dà của nhiều khoa học gia khác nữa, đã chứng nghiệm cái giả thuyết của John Bell, và cho thấy rằng: sự đo lường quan sát của ta vào một vi-hạt-tử (particle) ở một điểm này sẽ gây ảnh hưởng ngay tức khắc tới một vi-hạt-tử khác ở tại một điểm cách đó rất xa . Cái khoảng cách không gian giữa hai vi-hạt-tử này không có ý nghĩa, không có chút tác dụng gì hết đối với chúng .

Nói cách khác, hai vi-hạt-tử này tuy có sự cách biệt xa vời trong không gian, nhưng vẫn hoạt động y như là chúng đang nối liền và cùng thuộc về một "thể" duy nhất vậy . Những sinh hoạt của chúng không lệ thuộc vào không gian, vào ánh sáng hay vào âm thanh như trong bình diện đời sống thường ngày của ta . Đối với chúng , có thể nói rằng  "Không gian không có hiện hữu" .

Các vi-hạt-tử này là những đơn vị cấu kết căn bản nhất của cái thế giới vật chất mà ta có thể nhận biết . Cái "thực tại của chúng" xem ra lại nằm ngoài không gian và thời gian vì không gian và thời gian không có ảnh huởng gì tới chúng hết . Điều này quả thật càng khiến ta phải xem xét cho kỹ lại mọi khái niệm mình vốn có xưa nay về cái gọi là "thực tại  , đuợc định nghĩa dựa trên không gian và thời gian" .





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thật nuốt, ruột đau