Xem thấu , nhìn xa


( tiếp theo bài   " Ngoài, trong, .. cong vuốt " )

".....
Nếu như vậy thì biết lấy gì để mà xác định, mà phân tích cho êm xuôi cái "màn tâm thức " này ,cùng mọi thứ mà nó chứa đựng  và trưng bày , bây giờ ?
 
"


Câu giải đáp cho cái thắc mắc nói trên đã đuợc đề cập tới bởi tác giả Van der Leeuw qua đoạn văn trích sau đây :

....
In the mystical experience of the world of reality we use a faculty of knowledge which is only beginning to be born in humanity. It is intuition, knowing by being, realization, the `Tertium Organum' of Ouspensky. Without the use of that faculty the world of the Real cannot be know, but we must not say that the things in themselves cannot be known at all. The ringpass-not, which Kant drew around the thing in itself exists only for those in whom the new faculty or organ of knowledge is not awakened, it is by means a spell laid on all future humanity, denying to them for ever the possibility of knowing the Real.
One truth emerges from our experience like a mountain peak from a surrounding plain. We now realize that no philosophical problem whatsoever can ever be approached in our world-image, that there is but one way of approaching these problems which is: to conquer the illusion of our worldimage, to enter the world of the Real and, in that Reality, to experience living Truth.
It is only in the Vision from the mountain top that we know reality.
....


tạm dịch:


Để thể nghiệm được sự huyền bí của cái "Thế Giới Hiện Thực Vĩnh Cửu" ta cần xử dụng tới "trực giác" . Đặc tính này chỉ mới bắt đầu chớm nở trong nhân thế mà thôi . Nó là cái nhận thức qua linh tính, qua sự thức tỉnh vỡ lẽ, qua cái Tertium Organum (Cơ cấu Thứ Ba) theo như Ouspensky . Nếu không dùng phuơng cách này thì sẽ chẳng bao giờ biết đuợc cái "Thế Giới Hiện Thực Vĩnh Cửu". Dù là khó khăn như vậy đi nữa , ta cũng không thể nói rằng các thứ này tự nó không có, hay không thể nhận biết đuợc . Cái vòng-bất-khả-xâm-phạm mà triết gia Kant đã vạch ra quanh cái thứ "tự-nó-hiện-hữu" đó chỉ áp dụng cho những kẻ nào chưa phát triển đuợc cái cơ cấu kiến thức này, cái vòng đó giống như một lá bùa đã mang ém vào nhân loại vậy, làm cho họ không thể nào biết đuợc cái "Thế Giới Hiện Thực Vĩnh Cửu" .

Có một sự thật đã trổi lên qua cái thể nghiệm trên đây của chúng ta, y như một đỉnh núi trổi cao khỏi mặt đất bằng vậy: Cách duy nhất để giải đáp vấn đề này chính là phải vuợt qua khỏi các ảo tuởng của cõi hình tuợng để đi vào cái "Thế Giới Hiện Thực Vĩnh Cửu", để chứng nghiệm cái chân lý sống thực .

Chỉ có qua cái tầm nhìn (Vision) từ trên đỉnh núi thì ta mới nhận thức đuợc cái "Hiện Thực Vĩnh Cửu".
....



Câu trả lời nêu lên trong sách chắc có thể đuợc thu gọn bằng một chữ: "Vision" .

Cái chữ "Vision" này, khi xét kỹ , không phải chỉ có nghĩa là cái tầm nhìn của thị giác, của cặp mắt thể xác . Nó hàm chứa nhiều hơn thế nữa, bao gồm luôn cả các ý thức của con mắt trí huệ, vuợt qua những giới hạn bình thuờng của không gian và thời gian . Thí dụ như với con mắt trí huệ, khi nhìn một nụ bông trên cành ta có thể thấy luôn một đóa hoa rực rỡ mai sau, nhìn một đứa bé trong nôi ta có thể hình dung một con nguời khôn lớn từ nó, nhìn một đốm sao lung linh trên trời , ta có thể nhận thức nguyên cả một tinh cầu vĩ đại tận cõi xa xôi . Qua cái thị lực của trí huệ và kiến thức, ta có thể vuợt thoát đuợc phần nào cái vòng kềm toả của không gian và thời gian, và dựa theo đà đó, lột bỏ luôn những thành kiến nông cạn từng đọng cứng trong tâm trí bao lâu nay nữa . Có làm đuợc như vậy thì ta mới có thể buớc vào cái nguỡng cửa của "Thế Giới Hiện Thực Vĩnh Cửu" .

Cái "Thế Giới Hiện Thực Vĩnh Cửu" không có thời gian tính, nó không hề thay đổi với thời gian . Trong khi đó mỗi cá nhân chúng ta lại lệ thuộc chặt chẽ vào ngày tháng . Sự sống của "ta" thuờng đuợc thể hiện qua từng giây phút , hay nói một cách khác , không có thời gian thì sẽ không có "ta" .


Phải chăng cần quăng bỏ bớt đi các gánh nặng, tích trữ bao năm trong các lớp áo mão của "ta" , thì rồi mới có thể leo lên tới cái đỉnh cao của "Vision" ?







Triết gia Immanuel Kant ((1724–1804) ) đã từng khơi động một cuộc cách mạng tư tưởng đáng kể trong nền văn minh Tây phương khi ông nêu lên cái nhận xét sâu sắc rằng tất cả mọi thứ mà con người có thể nhận biết được qua giác quan, qua cảm nghĩ và ý thức đều chỉ là hiện tượng (phenomenon) , chỉ là hình ảnh không chính xác không nguyên thủy của một cái thực tại chi đó , cái mà Kant gọi là noumenon,( thing-in-itself), vốn tự nó hiện hữu, không lệ thuộc chi vào ta .

Phenomemon (hiện tượng) coi như là bề trái của noumenon (hượng tiện) . Có noumenon (hượng tiện) thì mới nảy ra phenomemon (hiện tượng) , nhưng cái mà con người có thể nhận thức đuợc luôn luôn chỉ là hiện tượng mà thôi . Bất kỳ thứ gì , một khi đuợc ghi nhận bởi ta thì đều bị nhuốm mầu, bị nắm co bóp méo bởi thân và tâm của ta rồi .

Cái nhìn của tác giả Van der Leeuw thì lạc quan và tích cực hơn lý luận của Kant một chút . Ông cho rằng khi trí huệ của ta càng đuợc tăng trưởng thì, với cái sự nhìn xa xem thấu (vision, intuition) , ta sẽ càng có khả năng nhận ra rõ ràng hơn cái thực tại vĩnh cửu nằm sau tấm màn hư ảo .

~ ! ~


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thật nuốt, ruột đau