Không phải chỉ có khoa Cơ-học lượng-tử (Quantum Mechanics) mới giải thích được cái giao động tính của các vi-hạt-tử, như đã ghi nhận qua cái thí nghiệm hai-khe (double-slit experiment) .
http://gci.org.uk/Documents/DavidBohm-WholenessAndTheImplicateOrder.pdf
Wholeness and the Implicate Order
Năm 1952 , nhà bác học vật lý David Bohm đã soạn ra một đáp án khác cho cái hiện tuợng này . Lý thuyết của ông thuờng đuợc gọi là Cơ-học Bohmian (Bohmian Mechanics). Nó khác Quantum Mechanics ở chỗ không coi các vi-hạt-tử như là có sóng-hạt luỡng tính và không cậy vào sự suy sập lượng sóng (collapse of quantum wave function) để giải nghĩa sự hiện hữu vật chất của vi-hạt-tử . Theo Bohm, các vi hạt tử tuy là hạt thuần túy, nhưng chúng luôn di động trong một môi trường siêu lượng vô hình vốn có thể giao động như sóng . Cái môi trường này có thể lèo lái huy động các vi-hạt-tử và tạo ra các hiện tượng quang phổ giao thoa như trong cái thí nghiệm hai-khe .
Bohm đã từng ví cái môi trường này như là cả một đại dương tràn đầy năng lực, và cái thế giới vật chất 3-chiều chỉ như là các gợn sóng li ti trên mặt biển mà thôi . Các hạt tử cấu tạo vật chất vốn phát nguồn từ môi trường này mà ra ,và luôn luôn giao động, bập bềnh như sóng nước, khi thì xuất hiện (nổi lên), khi thì tan biến (chìm xuống), duới hai cái trạng huống mà Bohm gọi là "nội-thông-đạo" (implicate order) và "ngoại-ứng-chế" (explicate order) .
1) Nội-thông-đạo : - nói lên một sự hàm chứa, cuộn gói, đựng sẵn ở bên trong .
Lấy một thí dụ thông thường để gợi ý : cái DVD "Paris-by-night" mà ta mua ngoài tiệm chẳng hạn . Nguyên cả một cái đại nhạc hội dài mấy tiếng đồng hồ được gói chặt trong một cái đĩa nhựa mỏng dính nhỏ bằng bàn tay . Bao nhiêu là chi tiết hình ảnh và âm thanh đều chỉ bùng ra và ló diện trên cái màn ảnh và cái loa vang của máy TV khi ta dùng . Nếu mà điện tắt, hay chỉ qua một nút bấm, tức khắc mọi thứ đều biến mất, thu gọn trở lại nằm sẵn trong cái DVD .
Trong cái bình diện của nội-thông-đạo , các hạt vật chất liên tục chớp tắt trong nháy mắt, thay đổi giữa hai trạng thái "mở bung" (unfolded) và "cuộn lại" (enfolded), luôn luôn dưới ảnh hưởng của môi trường siêu lượng vô hình . Cái nhịp độ chớp tắt của chúng tạo ra cái cảm nhận mà ta thường gọi là thời gian . Chớp tắt càng nhanh thì sự hiện hữu của vật chất càng được coi là liên tục cố định, còn nếu chậm thì sự xuất hiện sẽ có vẻ như bất kỳ, ngẫu nhiên, và vô cớ ...
2) Ngoại-ứng-chế : - tất cả mọi thứ thuộc về nội-thông-đạo đều có thể xuất hiện (unfold) dứơi cái dạng thể vật chất 3-chiều mà ta nhận thức được . Hơn thế nữa , những cái mà ta nhận ra chỉ là một khía cạnh , một bề mặt nhỏ mà thôi của cái thực thể đa chiều ngấm ngầm bên trong . Mọi khái niệm khoa học và các quy luật vật lý mà ta từng biết chỉ ứng dụng vào cái bề mặt này . Bohm còn cho rằng có một sự câu thông luân chuyển không ngừng giữa nội-thông-đạo và ngoại-ứng-chế . Những sự kiện xuất hiện và xảy ra trong thế giới 3-chiều sẽ luôn được "cuốn lại" và thu trở về với tác dụng làm thay đổi những gì nằm trong nội-thông-đạo .
Nói chung, theo Bohm thì nền văn hóa và khoa học Tây phương vốn có một thiếu sót lớn ở chỗ cứ theo cái khuynh huớng mổ xẻ, phân chia mọi sự thành những mảnh vụn nhỏ bé, và rồi vì luôn mải nhìn các phần tử cấu kết này mà quên đi mất cái tính chất của toàn thể (wholeness) . Bohm đã đưa ra các khái niệm về nội-thông-đạo và ngoại-ứng-chế như một đường lối để bổ túc cho sự khiếm khuyết này .
http://gci.org.uk/Documents/DavidBohm-WholenessAndTheImplicateOrder.pdf
Wholeness and the Implicate Order
Năm 1952 , nhà bác học vật lý David Bohm đã soạn ra một đáp án khác cho cái hiện tuợng này . Lý thuyết của ông thuờng đuợc gọi là Cơ-học Bohmian (Bohmian Mechanics). Nó khác Quantum Mechanics ở chỗ không coi các vi-hạt-tử như là có sóng-hạt luỡng tính và không cậy vào sự suy sập lượng sóng (collapse of quantum wave function) để giải nghĩa sự hiện hữu vật chất của vi-hạt-tử . Theo Bohm, các vi hạt tử tuy là hạt thuần túy, nhưng chúng luôn di động trong một môi trường siêu lượng vô hình vốn có thể giao động như sóng . Cái môi trường này có thể lèo lái huy động các vi-hạt-tử và tạo ra các hiện tượng quang phổ giao thoa như trong cái thí nghiệm hai-khe .
Bohm đã từng ví cái môi trường này như là cả một đại dương tràn đầy năng lực, và cái thế giới vật chất 3-chiều chỉ như là các gợn sóng li ti trên mặt biển mà thôi . Các hạt tử cấu tạo vật chất vốn phát nguồn từ môi trường này mà ra ,và luôn luôn giao động, bập bềnh như sóng nước, khi thì xuất hiện (nổi lên), khi thì tan biến (chìm xuống), duới hai cái trạng huống mà Bohm gọi là "nội-thông-đạo" (implicate order) và "ngoại-ứng-chế" (explicate order) .
1) Nội-thông-đạo : - nói lên một sự hàm chứa, cuộn gói, đựng sẵn ở bên trong .
Lấy một thí dụ thông thường để gợi ý : cái DVD "Paris-by-night" mà ta mua ngoài tiệm chẳng hạn . Nguyên cả một cái đại nhạc hội dài mấy tiếng đồng hồ được gói chặt trong một cái đĩa nhựa mỏng dính nhỏ bằng bàn tay . Bao nhiêu là chi tiết hình ảnh và âm thanh đều chỉ bùng ra và ló diện trên cái màn ảnh và cái loa vang của máy TV khi ta dùng . Nếu mà điện tắt, hay chỉ qua một nút bấm, tức khắc mọi thứ đều biến mất, thu gọn trở lại nằm sẵn trong cái DVD .
Trong cái bình diện của nội-thông-đạo , các hạt vật chất liên tục chớp tắt trong nháy mắt, thay đổi giữa hai trạng thái "mở bung" (unfolded) và "cuộn lại" (enfolded), luôn luôn dưới ảnh hưởng của môi trường siêu lượng vô hình . Cái nhịp độ chớp tắt của chúng tạo ra cái cảm nhận mà ta thường gọi là thời gian . Chớp tắt càng nhanh thì sự hiện hữu của vật chất càng được coi là liên tục cố định, còn nếu chậm thì sự xuất hiện sẽ có vẻ như bất kỳ, ngẫu nhiên, và vô cớ ...
2) Ngoại-ứng-chế : - tất cả mọi thứ thuộc về nội-thông-đạo đều có thể xuất hiện (unfold) dứơi cái dạng thể vật chất 3-chiều mà ta nhận thức được . Hơn thế nữa , những cái mà ta nhận ra chỉ là một khía cạnh , một bề mặt nhỏ mà thôi của cái thực thể đa chiều ngấm ngầm bên trong . Mọi khái niệm khoa học và các quy luật vật lý mà ta từng biết chỉ ứng dụng vào cái bề mặt này . Bohm còn cho rằng có một sự câu thông luân chuyển không ngừng giữa nội-thông-đạo và ngoại-ứng-chế . Những sự kiện xuất hiện và xảy ra trong thế giới 3-chiều sẽ luôn được "cuốn lại" và thu trở về với tác dụng làm thay đổi những gì nằm trong nội-thông-đạo .
Nói chung, theo Bohm thì nền văn hóa và khoa học Tây phương vốn có một thiếu sót lớn ở chỗ cứ theo cái khuynh huớng mổ xẻ, phân chia mọi sự thành những mảnh vụn nhỏ bé, và rồi vì luôn mải nhìn các phần tử cấu kết này mà quên đi mất cái tính chất của toàn thể (wholeness) . Bohm đã đưa ra các khái niệm về nội-thông-đạo và ngoại-ứng-chế như một đường lối để bổ túc cho sự khiếm khuyết này .
~ ! ~
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét