~ @ ~
https://vi.wikipedia.org/wiki/Động_Từ_Thức
Từ Thức người Tống Sơn, nay là Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá làm tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp gặp tình huống éo le. Thời gian sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một chiếc động ... mới thử vào hang xem sao. ....
... Trèo lên cao, ông thấy có đường rộng, rồi lên đến đỉnh núi thì trời quang đãng, ánh sáng rực rỡ, xa xa có lâu đài cung điện nhấp nhô bên những lùm cây xanh. Từ Thức đi theo đường lớn đến một lâu đài. Bỗng có hai thiếu nữ mặc áo xanh chạy ra, bảo với nhau rằng: "Chú rể nhà ta đã đến kia kìa!", rồi hai người chạy vụt vào tòa nhà lộng lẫy. Một lúc sau, hai người lại ra, nói với Từ Thức rằng:"Phu nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi".
Từ Thức đi theo hai người con gái, thấy lầu son gác tía, tường gấm, bậc đá xanh, trước kia ông chỉ thấy đề cập đến trong sách, bây giờ mới thật mắt trông thấy. Trên mấy cửa đi qua, chàng thấy có chữ đề: "Ðiện Quỳnh Hư", "Gác Giao Quang", ông theo hai thiếu nữ lên gác, thấy một vị phu nhân mặc áo lụa trắng ngồi trên sập thất bảo, trước sập có kê đôi kỷ gỗ đàn hương.
Người đó cho biết đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động núi Phi Lai, xưng là Ngụy phu nhân, địa tiên núi Nam Nhạc. Phu nhân bảo thị nữ gọi một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ.
Người con gái đó có tên là Giáng Hương, mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích. Ngay đêm hôm ấy, phu nhân sai mở tiệc hoa, cho hai người làm lễ thành hôn.
... Sống với nhau được một năm, dù thuận hoà, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà, xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi đến quê, tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu. Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ, nhưng chẳng còn dịp may … trước cửa động Từ Thức, dây leo chằng chịt đan kết thành những chiếc võng....
Trong văn hóa của Mỹ quốc cũng từng có một giai thoại như sau :
http://en.wikipedia.org/wiki/Rip_Van_Winkle
The story of Rip Van Winkle is set in the years before and after the American Revolutionary War. In a pleasant village, at the foot of New York's Catskill Mountains, lives the kindly Rip Van Winkle, a colonial British-American villager of Dutch descent. ...
....
One autumn day, Rip is escaping his wife's nagging, wandering up the mountains with his dog, Wolf. Hearing his name being shouted, Rip discovers that the speaker is a man dressed in antiquated Dutch clothing, carrying a keg up the mountain, who requires Rip's help. Without exchanging words, the two hike up to an amphitheatre-like hollow in which Rip discovers the source of previously-heard thunderous noises: there is a group of other ornately-dressed, silent, bearded men who are playing nine-pins. Although there is no conversation and Rip does not ask the men who they are or how they know his name, he discreetly begins to drink some of their liquor, and soon falls asleep.
He awakes in unusual circumstances: It seems to be morning, his gun is rotted and rusty, his beard has grown a foot long, and Wolf is nowhere to be found. Rip returns to his village where he finds that he recognizes no one. Asking around, he discovers that his wife has died and that his close friends have died in a war or gone somewhere else. He immediately gets into trouble when he proclaims himself a loyal subject of King George III, not knowing that the American Revolution has taken place; George III's portrait on the town inn has been replaced by that of George Washington. Rip is also disturbed to find another man is being called Rip Van Winkle (though this is in fact his son, who has now grown up).
The men he met in the mountains, Rip learns, are rumored to be the ghosts of Hendrick (Henry) Hudson's crew. Rip is told that he has apparently been away from the village for twenty years. ....
"...Một ngày kia ông Rip Van Winkle vì muốn tránh sự cằn nhằn của vợ nên đã bỏ nhà đi vào rừng chơi .. Nơi đó ông ta gặp một nguời lạ và đã giúp hắn khiêng một hũ ruợu lên núi ... Trên đó ông ta thâý có một nhóm nguời lạ nữa ... Sau khi uống một chút ruợu của họ ông ta lăn ra ngủ ...
Đến khi tỉnh dậy thì ôi thôi ! ông ta thấy râu của mình đã dài thêm mấy tấc ... Còn cây súng mà ông mới vác theo thì đã rỉ sét hao mòn hết trơn ... Khi lần mò trở về làng ông ta mới phát giác ra rằng mình đã đi khỏi nhà hơn 20 năm rồi ....! "
Bình thuờng thì hai mẩu truyện kể trên sẽ đuợc coi là huyền thoại , bởi lẽ chúng không thích hợp chút nào hết với cái kinh nghiệm sống hằng ngày của ta . Trong trí của ta, thời gian và không gian là những thứ có tính chất tuyệt đối, là các khuôn mẫu chủ chốt mà ta luôn dựa vào để xây đắp mọi sự trong đời mình . Trên thực tế thì cái khuôn khổ thời gian và không gian căn bản này của ta cũng có khi bị lung lay mờ nhạt ...
Cách đây hơn 100 năm (1905), nhà bác học Einstein đã làm rúng động toàn cầu với cái giả thuyết khoa học Tuơng Đối Đặc Thù (Special Relativity theory) của ông . Theo sự suy luận của Einstein thì thời gian và không gian sẽ có thể co giãn tùy theo cái vận tốc di chuyển của nguời quan sát viên trong cuộc . Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu ta ngồi trong một phi thuyền bay với tốc độ nhanh gần bằng ánh sáng thì khuôn thời gian của ta sẽ trôi chậm hơn khi so sánh với khuôn thời gian của một nguời khác còn đứng yên trên mặt đất . Ở trong phi thuyền đó ta sẽ thấy rằng mình chỉ mới ngồi đuợc vài phút, nhưng sau khi bay giáp vòng mặt trời đáp xuống đất trở lại thì mới hay nguời kia đã đứng chờ cả tiếng đồng hồ rồi .
Biết đâu chừng , Từ Thức ngày xưa đã bất ngờ nhập vào một cõi khác, sống trong một cái phi thuyền vĩ đại lớn như cái động tiên, bay vòng quanh trái đất với một tốc độ phi thuờng so với nhịp quay của quả đất . Trong mỗi "tích tắc" mà Từ Thức chợt nhận biết đuợc đó, thì cái động tiên này có thể đã bay chung quanh trái đất hết mấy vòng rồi, và vẫn trở về kịp ngay đúng chỗ cũ trên cái mặt đất đang xoay như rùa kia ! (Tình cảnh này cũng không khác chi việc cái đèn điện trong phòng ta vốn chớp tắt 50-60 lần mỗi giây mà ta chẳng hề ngờ biết . Trong mỗi nháy mắt bao nhiêu thay đổi đã xảy ra trong cái thế giới cực vi ngay bên ta , mà ta không hay ) .
Thời gian của Từ Thức, trong cái động tiên bay nhanh như chớp đó, đã trôi thật chậm so với những ngày tháng trên mặt đất bên ngoài . Để cho dễ hiểu hơn, ta có thể thử tuởng tuợng nhìn và so sánh cuộc sống của ta với sự hiện hữu của một cây cổ thụ ngoài vuờn . Đối với cái nhịp sống của cây này thì một "ngày" của nó có lẽ bằng một trăm năm của ta . Cái cây đó chỉ mới mở mắt vuơn vai đứng dậy trong một "ngày-của-cây" thì là đã xong một "thế kỷ" của đời nguời rồi ...
Thời gian và không gian , cả hai đều ăn gian !
~ ! ~
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét