Lúc quấn … vấn Dịch


 ~ @ ~


Kinh Dịch là một trong những cổ thư kỳ bí của Trung Hoa. Những tư tuởng và khái niệm trong kinh Dịch đuợc coi là nền tảng của hầu hết các triết lý của văn hóa Trung Quốc. Trong Dịch có gói ghém một hệ thống toán học căn bản bao hàm nhiều ẩn ý. Sau gần mấy ngàn  năm đã có biết bao lời viết, cùng vô số bộ sách phân giải và phê phán về Dịch. Nói chung thì Dịch không phải là một thứ kinh điển thần thánh như nhiều học giả thuờng quan niệm. Ngày nay nó có thể đuợc coi như là một loại tài liệu mà con nguời có thể dùng để thử nghiệm, để mà phát triển trí óc và sự suy luận của mình.

Nguyên tắc căn bản nhất của Dịch là sự đối lập, liên hệ mâu thuẫn giữa âm và duơng (cuơng và nhu, sáng và tối ..v.v..),  trong một thể thống nhất gọi là Thái Cực. Tất cả sự vật trong vũ trụ đều không thể tồn tại một cách cô lập, mà phải luôn luôn có sự liên hệ tuơng quan với lẫn nhau. Có những đối lập tác dụng giữa âm và duơng thì mới có sự biến hóa, rồi mới sinh ra vạn vật.

Con nguời cần nắm vững đuợc bản chất của sự biến hóa này, và đi theo nó để mà hành động cho hợp với tiến trình thay đổi của sự vật.

Về hình thể, thì  cấu tạo của Dịch đuợc đặt trên những khái niệm  chính  sau đây:



Dịch có Thái Cực, là cái thể thống nhất giữa hai năng luợng căn bản của vũ trụ: Âm và Duơng (còn gọi là Luỡng Nghi).
Từ đây chúng ta bắt đầu có một sự biến hóa tăng triển dần dần: Luỡng Nghi sinh Tứ Tuợng (4 kết hợp của 2 hào : một âm , một duơng. Hào duơng là một vạch liền, hào âm là một vạch ngắt quãng).
Sau đó thì Tứ Tuợng sinh ra Bát Quái ( 8 đuờng kết hợp của 3 hào). Bát Quái gồm có 8 quẻ đơn (mỗi quẻ là 3 hào).
Buớc biến hóa kế tiếp là lấy 2 quẻ đơn mà chồng lên nhau, để tạo ra 64 quẻ kép (còn gọi là Đại Thành Quái), vốn là những tổ hợp của 6 hào.







Cách thử nghiệm và thỉnh vấn Kinh Dịch có thể tóm tắt như sau:

1. Chọn một hoàn cảnh, một truờng hợp, một vấn đề mà bạn thật tình muốn hiểu biết , muốn suy luận cho rõ ràng.

2. Đặt một cái tựa, hay một câu hỏi ngắn để nêu lên vấn đề đó.

3. Bình tâm tập trung tư tuởng về vấn đề đó. Ghi chép lại mọi ý nghĩ, mọi tư tuởng hiện ra trong tâm tri’ liên quan tới điều này. Không nhất thiết phải viết cho mạch lạc thứ tự, cứ nhớ gì , hay có ý tuởng gì thì ghi cái đó. Chưa cần phải đạt tới một kết luận hay phán đoán chi hết. Cứ gom góp đủ mọi sự kiện, nhìn vấn đề duới đủ mọi góc cạnh.

4. Dùng chuơng trình điện toán EKING  để mà gieo quẻ . Hoặc nếu muốn có thể dùng 3 đồng tiền để mà gieo 6 lần. Mỗi lần gieo thì đếm và ghi lại số hình mặt nguời (Head) hiện ra. Thi’ dụ như không có hình mặt nào hết thì là 0, nếu hai hình mặt thì là 2. Gieo 6 lần như vậy, sau cùng bạn sẽ có 6 con số,
chẳng hạn như : 0 1 0 3 2 1

5. Chạy chuơng trình EKING  và bấm 6 con số này vô, thì sẽ đuợc in ra quẻ, và có lời chú giải .  Quý vị có thể lật những sách in mà coi  nếu cần có thêm sự luận bàn diễn giảng . Nếu vẫn không rõ quẻ nói gì về vấn đề mà mình đang muốn tìm hiểu thì hãy thử suy nghĩ lại, thử đặt một câu hỏi duới một hình thức khác, và lập lại từ buớc đầu.



Carl Jung , một học giả Tây phuơng nổi tiếng trong khoa phân tâm học, đã từng nghiên cứu và thử nghiệm về Kinh Dịch . Theo như Carl Jung thì sự tuơng quan giữa quẻ Dịch và những diễn tiến trong đời sống của ta có thể đuợc hiểu qua cái hiện tuợng synchronicity (tạm dịch là “đồng phuơng tuơng tính”, DPTT) .

Mỗi khi ta gieo quẻ Dịch về một vấn đề gì mà đang khiến tâm trí mình băn khoăn , thì nói chung có thể coi đó như là ta đang tạo cái cơ hội và dàn xếp các bối cảnh để giúp cho một hiện tuợng "đồng phương tương tính" (synchronicity) xảy ra. Nếu mà cái hàm ý của quẻ hiện lên đó có trùng hợp và thích ứng với cái vấn đề mà ta đang bận tâm tới, thì đây quả là một thí dụ "đồng phương tương tính" điển hình .

Tất nhiên điều này không phải là giản dị , không hẳn là dễ dàng, hay mỗi lúc mỗi có đâu . Chẳng hạn như trong cái nghệ thuật chơi thụt bi-da (billiard game), đâu phải ai cũng tự nhiên làm được. Trong cái lãnh vực thụt bi-da này , ta sẽ cần phải có sự tập luyện , nghiên cứu về các nguyên tắc và kỹ thuật của nó. Rồi mỗi khi ta chơi một ván , nếu mà không có chút chuẩn bị từ phuơng diện tinh thần (tập trung ý chí ) và cộng với sự sửa soạn vật chất (dọn dẹp bàn bi-da cho sạch ...v..v..), thì sẽ rất khó mà có đuợc kết quả tốt đẹp .

Cái nghệ thuật thỉnh vấn Kinh Dịch cũng chẳng khác gì mấy. Khởi đầu, ta cần phải có chút ít học hỏi và tìm hiểu, để mà khai mở và trang bị tâm hồn . Kế đó mỗi khi muốn áp dụng "gieo quẻ Dịch" thì bên trong phải có sự chuẩn bị nội tâm, còn bên ngoài cũng nên có một chút hình thức nghi lễ. Những khuôn khổ và nghi thức vật chất này là gì, thì còn tùy vào hòan cảnh và trình độ của từng cá nhân. Mỗi nguời cần có sự xem xét thí nghiệm riêng để mà tìm ra các điều thích ứng với mình nhất.

Nói tóm lại , theo như kinh nghiệm và nhận xét của người viết này thì Kinh Dịch không phải là để dùng trong việc tiên đoán về số mạng, hay là xem bói về tương lai gì đó . Tốt hơn, thì nên coi nó là một phương cách giúp nhắc nhở ta hãy ráng soi nhìn và xem xét cuộc sống qua nhiều khía cạnh .
Là vì sao ?

Mỗi một quẻ Dịch xuất hiện ra đều có thể được phân tích theo một số chiều hướng khác nhau. Cũng giống như vậy, mọi biến cố của đời người thật ra đều có thể được tiếp nhận theo nhiều tâm trạng . Sống trong thế gian này có rất nhiều sự việc mà ta không có cách gì biến chuyển nổi . Nhưng cái mà ta thay đổi được chính là cách nhìn và cách phản ứng lại với những biến cố đó . Ta có thể nhìn nó một cách chủ quan hay khách quan, hoặc là lạc quan hay bi quan. Và rồi cách nhìn đó và cái phản ứng đó sẽ quyết định đường hướng tiến triển của tương lai chúng ta .


Bình thường thì hầu hết chúng ta đều phản ứng theo những thói quen của mình, theo những quan niệm sẵn có . Trong các trường hợp quá khó khăn, nan giải, và bế tắc, thì Kinh Dịch có thể gợi giúp cho mình thấy được những khía cạnh mới của vấn đề. Ít ra đi nữa , thì nó cũng sẽ cho ta thêm chút hy vọng , chút khuyến nhắc để mà phân giải và đối đáp được với các sóng gió ngang trái của cuộc đời .


~ ! ~



Tháng 10, 2020
Phần mềm  EKING-VN  đã được bổ khuyết   và cài đặt thêm nhiều chi tiết . Hồ sơ mới nhất (v4.1) có thể được tải xuống từ đây :

 cho máy MS-Windows :
(Việt ngữ)
EKING-VN-win-v4.1 . zip

(Anh ngữ)
EKING-EN-win v4.1 .zip


 cho máy  Apple MAC – OSX  (Catalina - 64 bit)  :


~ @ ~

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thật nuốt, ruột đau