~ @ ~
Thời nay tại các xứ Âu Mỹ hay thường nghe người ta gợi lên đề tài "synchronicity" mỗi khi có những sự trùng hợp ngộ nghĩnh và lý thú xảy ra trong đời sống . "Synchronicity" (tạm dịch là Đồng-phương-tương-tính , viết tắt DPTT) là cái danh từ do bác sĩ Carl Jung đã khởi xướng để mô tả một hiện tượng như vầy :- "Trong trí óc ta đang có suy tư hay lo nghĩ về một vấn đề gì đó, thì bỗng nhiên vô cớ lại có một sự kiện xuất hiện ngoài đời rất là tương ứng và có liên quan một cách thật chính xác với cái điều ta đang bận tâm ".
Bác sĩ Carl Jung đã từng đưa ra cái định nghĩa cho Synchronicity như sau:
(trích từ sách SYNCHRONICITY- An Acausal Connecting Principle)
Synchronicity means the simultaneous occurrence of a certain (internal) psychic state with one or more external events which appear as meaningful parallels to the momentary subjective state. (It's a coincidence in time of two or more causally unrelated events which have the same or a similar meaning) ...Synchronicity consists of two factors:a) An unconscious image comes into consciousness cither directly (i.e., literally) or indirectly (symbolized or suggested) in the form of a dream, idea, or premonition,b) An objective situation coincides with this content.
dịch ý vắn tắt:
Synchronicity là sự xảy ra đồng loạt của một trạng thái trong tâm trí và một biến cố ở bên ngoài . Cả hai tuy rằng không có sự câu nối gì hết, khi xét trên bình diện nguyên nhân-hậu quả, nhưng lại chứa đựng chung một nội dung một ý nghĩa tương đồng ăn khớp với nhau .Nói cách khác, nó gồm có hai yếu tố chính:a) một hình ảnh bất ngờ xuất hiện trong tâm thức một cách trực tiếp, hoặc cũng có thể là gián tiếp qua dạng thức của một giấc mơ, một ý tưởng, hay một linh tính báo trước chi đób) một sự cố xảy ra bên ngoài cùng ngay thời điểm, và có một nội dung tương ứng (với cái điều nhận thấy trong tâm) .
C Jung đã ghi lại một thí dụ điển hình về Synchronicity như sau:
A young woman I was treating had, at a critical moment, a dream in which she was given a golden scarab. While she was telling me this dream I sat with my back to the closed window. Suddenly I heard a noise behind me, like a gentle tapping. I turned round and saw a flying insect knocking against the window-pane from outside. I opened the window and caught the creature in the air as it flew in. It was the nearest analog to a golden scarab that one finds in our latitudes, a scarabaeid beetle, the common rose-chafer (Cetonia aurata), which contrary to its usual habits had evidently felt an urge to get into a dark room at this particular moment.
tạm dịch ý :
Tôi có một thân chủ, một phụ nữ trẻ tuổi, ngay trong thời điểm bệnh trạng gay go, thì đã nằm mơ thấy mình đuợc tặng một con bọ rầy bằng vàng . Trong khi ngồi nghe cô ta thuật lại giấc mơ đó, thì tôi nghe có tiếng động nhẹ đập vào cửa sổ đóng kín đằng sau lưng mình . Quay lại thì thấy có con vật chi đang cố bay ập vô kiếng từ bên ngoài . Tôi mở cửa sổ ra và chụp bắt đuợc nó trong lúc nó bay vào phòng . Hoá ra nó lại là một con bọ rầy gần giống như con vật mà người phụ nữ kia đang kể ra ...
Đối với C. Jung thì những sự kiện như vầy không phải chỉ là các sự trùng hợp ngẫu nhiên vô nghĩa lý theo như kiểu nhận xét và phán đoán thông thường . Trái lại ông cho rằng chúng có hàm chứa những yếu tố lạ kỳ có thể khiến cho cái người trong cuộc phải giựt mình sửng sốt không khỏi chú tâm suy nghĩ về nó . Điều này có thể đưa đến những thay đổi đáng kể trong thái độ và trong quan điểm sống , và rồi sẽ mang lại các kết quả , các tình trạng tốt đẹp hơn . Chẳng hạn như nói về trường hợp của người phụ nữ mơ thấy con bọ rầy, C. Jung đã ghi nhận thêm như sau:
It was an extraordinarily difficult case to treat, and up to the time of the dream little or noprogress had been made. I should explain that the main reason for this was mypatient's animus, which was steeped in Cartesian philosophy and clung so rigidlyto its own idea of reality that the efforts of three doctors- I was the third- had notbeen able to weaken it. Evidently something quite irrational was needed which wasbeyond my powers to produce. The dream alone was enough to disturb ever soslightly the rationalistic attitude of my patient. But when the "scarab" came flyingin through the window in actual fact, her natural being could burst through thearmor of her animus possession and the process of transformation could at lastbegin to move. Any essential change of attitude signifies a psychic renewal whichis usually accompanied by symbols of rebirth in the patient's dreams and fantasies...
tạm dịch ý :
Đây là một trường hợp rất khó chữa trị, chẳng có đuợc chút tiến triển chi hết trong suốt thời kỳ trước khi chuyện về giấc mơ xảy ra . Lý do chính cũng là vì tâm lý của cô ta đã bị kẹt cứng ngắc trong khuôn khổ triết lý Cartesian , chẳng có y sĩ nào (tôi là kẻ thứ ba) có đủ tài lay chuyển đuợc tình thế . Giấc mơ của cô ta đã lung lay cái thái độ lý sự khó trị đó đôi chút . Và rồi khi mà có con bọ rầy chính hiệu bay ập vào phòng thì cái tâm nhân hồn nhiên của cô ta mới phá tung và thoát ra khỏi đuợc cái bộ giáp sắt kềm hãm trù ếm đó , để mà khởi đầu một cuộc đổi mới ...
Bản thân tôi cũng đã từng có một kinh nghiệm lạ , có thể đuợc coi là một hiện tượng đồng phuơng tuơng tính, vốn là như vầy:
“Hôm đó tôi đang ở trong phòng tắm rửa tay rửa mặt . Bên ngoài có bật máy radio để nghe tin tức . Lúc đó đài phát thanh đang phỏng vấn một chuyên viên về vạn vật học trình bầy về các vấn đề liên quan tới côn trùng rắn rết v. v.. Chuyên viên này có nói rằng các con rắn rết bò cạp đều có đóng vai trò quan trọng trong sự giữ quân bằng của thiên nhiên vạn vật . Chúng ta không nên giết hại các loài vật này một cách vô ý thức chỉ vì lý do ta sợ và không ưa chúng nó .Vừa mới nghe xong những lời nói đó, tôi bước ra khỏi phòng tắm thì thấy trên sàn nhà của mình có một con bò cạp nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay cái . Tôi chưa từng thấy một con bò cạp nào nơi tôi ở như vậy . Theo phản ứng bình thường thì có lẽ tôi đã đập chết nó như các côn trùng khác . Nhưng hôm đó với các lời nhắc mới nghe qua đài phát thanh , tôi đã lấy cái ly úp bắt con bò cạp lại và thả nó ra bên ngoài vườn sau nhà .”
Việc xảy ra hôm đó đã làm cho tôi thay đổi thái độ của mình rất nhiều về các sinh vật nhỏ trong thiên nhiên .
Đa số chúng ta đều cho rằng đây chỉ là những trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi, dù cho trong lòng có ngỡ ngàng đôi chút nhưng rồi cũng cho qua. Tuy nhiên các học giả về ngành tâm lý hiện đại thì coi đó là các cơ hội hy hữu có thể giúp ta nhận biết ra những điều nằm ẩn dấu trong tiềm thức của mình .
Cách đây không lâu nhà chuyên gia điều trị tâm thần tại Úc tên Edward Traversa có viết một bài bình luận về đề tài này . Bài viết tuy hơi khó hiểu những cũng đáng đọc trên mạng tại đây :
When most people think about synchronicity they often assume that the synchronicity is like a road sign that attempts to point the person in a certain direction. That the direction is often deduced as something occurring in our outer world is frequent. For example, a set of synchronicities may give rise to the belief that a new relationship is around the corner or a new job. It is relatively easy to see why we often come to such conclusions. For instance, we might be pondering buying a new car and in the next few days or weeks a certain model of car might appear in our lives on a frequent basis. We then make a decision based on the belief that buying a new car is what the universe intended for us. When it comes to synchronicity we are especially prone to ascribing the phenomena as a sign from god/universe.However, synchronicity is an interior function – we create the synchronicity. This is how synchronicity was first coined and explained by Carl Jung. It is, in principle a psychological function (albeit often unconscious) which coincides with an acausal event which occurs in the physical world. In the car example used earlier it is our thinking about the car that has a connection with cars appearing by ‘coincidence’ in the external world.....Synchronicity is an opportune moment to pause and reflect on what our deepest fears, desires and aspirations are. It is a pointing inward, an opportunity to examine ourselves in a new light. It is rarely about buying a red car, but synchronicity might call into question our deepest attitudes and beliefs about material success and trappings. There is something in the synchronicity itself that we need to learn about ourselves.This does not mean that sometimes synchronicity does never provide a direction or course to take in life. But it does mean that is secondary and of lesser importance than the attention inward we are being asked to partake in.
....
Tạm tóm dịch vài ý chính như sau:
Một quan điểm về ý nghĩa của "đồng-phương-tương-tính"Khi nghĩ về đồng-phương-tương-tính ta thường giả dụ rằng nó cũng tựa như là một tấm bảng chỉ đường muốn đưa đẩy ta về một chiều hướng nào đó . Ta lại còn hay suy luận rằng cái đường huớng đó áp dụng vào một sự việc gì diễn tiến ở thế giới bên ngoài . Thí dụ như có những sự kiện khiến cho ta tin rằng sẽ sắp có một việc làm mới hay một tình duyên mới . Đôi khi ta đang dự tính mua xe hơi mới chẳng hạn, và rồi trong những ngày kế tiếp cứ liên tiếp gặp thấy cùng một loại xe nào đó . Thế rồi trong lòng cứ đinh ninh rằng vũ trụ đang ra tín hiệu giúp cho mình trong quyết định mua xe . Tóm lại khi xét về đồng-phương-tương-tính ta rất thường có khuynh huớng tin rằng cái hiện tượng này là một điềm báo ứng đến từ Phật Trời/ thiên địa .Tuy nhiên, trên thực tế , đồng-phương-tương-tính là một động năng của nội tâm, chính chúng ta tạo dựng ra đồng-phương-tương-tính . Đây là một điều đã từng được diễn giải bởi bác sĩ Carl Jung . Trên nguyên tắc, đồng-phương-tương-tính là một động năng tâm lý ( ẩn dấu trong tiềm thức) đang trùng hợp với một sự kiện vô cớ xảy ra tại thế giới vật chất bên ngoài . Trong cái thí dụ về xe hơi kể trên , thì cái sự suy nghĩ về xe cộ của ta là cái có câu nối với việc các chiếc xe xuất hiện một cách ngẫu nhiên ở ngoài đời ....Thật sự ra thì ...DPTT là một giây phút cơ duyên cho ta tạm ngừng nghỉ và tự suy xét lại xem những nỗi lo sợ, những mong muốn, những ước vọng thầm kín nhất của mình thật ra là gì ? Nó là một cơ hội chỉ dẫn ta hướng vào trong, và tự soi xét mình dưới một tia sáng mới . Rất hiếm khi nào mà nó thật sự liên quan tới việc mua cái xe hơi màu đỏ (mà ta cứ luôn gặp thấy), đằng khác nó rất có thể muốn khuyến nhủ ta về cái thái độ và niềm tin mà mình thường có về các sở hữu của cải vật chất . Nằm trong cái hiện tượng DPTT này có một bài học chi đó về bản thân mà ta cần phải ráng nhận ra .Đây không có nghĩa rằng DPTT sẽ chẳng bao giờ chỉ dẫn cho ta đường hướng nên theo trong cuộc sống ngoài đời . Nhưng cái điều này chỉ là vấn đề phụ thôi, nó không quan trọng bằng cái sự chú tâm vào bên trong mà chúng ta đang được nhắc nhở cần phải làm ....
Trong công cuộc khảo cứu về synchronicity , Carl Jung đã chú tâm vào ba lãnh vực mà ông nhận xét là hay có các sự kiện trùng hợp tương ứng lạ kỳ không thể hiểu được bằng các lý lẽ về nguyên nhân và hậu quả thông thường :
1) Khoa chiêm tinh (astrology) :
Các chiêm tinh gia của Tây phương cho rằng vị trí và sự luân chuyển của các tinh tú trong vòm trời hằng gây ra ảnh hưởng tới , chẳng những cái bản tính, mà còn luôn cả các biến cố trong cuộc sống của mọi nguời trên thế gian . Qua bao thế kỷ nay, các giả thuyết chiêm tinh tuy chưa được chứng minh một cách cụ thể rõ ràng như các khoa học phổ thông khác , nhưng nó vẫn duy trì một vị trí vững chắc trong thần trí và ý thức của người đời . Jung cũng đã từng bỏ nhiều công sức sưu tầm mọi dữ kiện của khoa chiêm tinh mà ông cho rằng có thể bổ khuyết sự hiểu biết của ta về các câu nối phi-nhân-quả (acausal connecting principle) vốn biểu lộ qua các hiện tượng DPTT . Jung đã kiểm xét và so sánh lá số tử vi (astrological horoscopes) của một số cặp vợ chồng để tìm xem cuộc hôn nhân của họ có ăn khớp với các cung tử vi trong lá số như là dự đoán bởi chiêm tinh học hay chăng . Xét theo bình diện thống kê (statistical studies) thì kết quả không có gì đáng chú ý, bởi lẽ tỉ lệ xác xuất vẫn chỉ là như ngẫu nhiên thông thường, nhưng nó cũng cho thấy có những sự trùng hợp khó giải thích được một cách thỏa đáng .
2) Cõi mơ (dream world) :
Các giấc mơ ta thấy trong khi ngủ đôi khi có những sự trùng hợp ăn khớp với các biến cố liền xảy ra trong đời sống . Điều này thường gây ra không ít băn khoăn trong tâm trí . Trong vai trò chuyên nghiệp của một bác sĩ tâm thần , Carl Jung đã nghiệm thấy không ít những trường hợp như vậy qua các bệnh nhân của ông . Cõi mơ, theo như Jung nghĩ , vốn là thế giới của thần hồn (psyche), nơi mà tiềm thức của ta hoạt động một cách tự nhiên thoải mái hơn, không còn bị cản trở bởi các giới hạn của năm giác quan . Giấc mơ là cái cơ hội để cho trí thức của ta câu nối chặt lại với cái phần tiềm thức rất quan trọng của mình . Tiềm thức vốn là cái động cơ chính thúc đẩy và lèo lái hướng đi của cuộc sống . Những điều ta tiếp thụ và suy diễn được từ trong mơ sẽ hỗ trợ không ít cho các sinh hoạt trong cõi tỉnh . Carl Jung đã đóng góp rất nhiều vào cái tiến trình hiểu biết về cõi mơ . Ông đã đưa ra các mô tả cơ bản về "tiềm biểu tượng" (archetypes) để giúp ta có thể suy diễn thêm mạch lạc về các sự kiện ghi nhận được từ trong mơ . Nói một cách nôm na, các "tiềm biểu tượng" này là những khuôn mẫu nhận thức (pattern of recognition) căn bản vốn được rập sẵn trong văn hoá, trong lịch sử tiến trình của nhân loại . Tâm thức của mọi cá nhân đều thâu lượm chung các khuôn mẫu này để rồi xử dụng nó kết tạo thêu dệt riêng ra một bức họa, một vở kịch mà ta thường gọi là "đời sống" .
3) Kinh Dịch (I Ching):
Đây là một cổ thư kỳ bí, đã có từ ngàn năm . Nó gói ghém hầu hết những khái niệm căn bản cấu kết cho nền văn minh Trung Quốc . Carl Jung là một trong số các học giả Tây phương đầu tiên đã bỏ công học hỏi xem xét Kinh Dịch . Ông đã lưu ý đặc biệt về cách người Trung Hoa xử dụng và tra cứu Kinh Dịch , bởi lẽ theo ông nhận xét thì đây cũng là một thí dụ điển hình của hiện tuợng DPTT . Tại Trung Quốc, từ vua chúa, quan quân cho tới dân gian, hầu hết đều chấp nhận rằng có một sự liên quan tương ứng dĩ nhiên giữa các quẻ Dịch mà họ gieo ra , với các diễn tiến trong cuộc sống đương thời . (Nếu diễn tả theo ngôn ngữ vi tính hiện đại, ta có thể ví quẻ Dịch như cái 128-bit MD5 checksum , cái con số tóm tắt mà ta dùng để kiểm chứng cái hồ sơ vừa mới tải xuống từ trên mạng) . Một khi ta biết cách mở bung được các ý tưởng hàm chứa trong dạng quẻ Dịch, thì ta cũng sẽ có thể thấu suốt hết sự tình của các biến cố đương thời quanh ta . Thay vì cứ phải chờ đợi cầu cạnh vào vận may để thấy được những trùng hợp hiếm hoi giữa nội tâm và ngoại vật , các cao nhân ở Trung Quốc dường như đã biết được nghi thức kết tạo ra sự câu nối giữa quẻ Dịch và thế sự tình trường mỗi khi cần thiết . Jung cũng nhận ra điều đó, nên mới muốn tìm hiểu xem cái nghi thức đó là gì .
~ @ ~
Để tạm tóm lại , Carl Jung đã suy luận rằng cái thực tại vật chất mà ta thường nhận thấy chỉ là một khía cạnh của một cái thực trạng (reality) siêu vời hơn nữa vốn là nền tảng và bao gồm hết cả thể chất (matter) lẫn thần hồn (psyche). Jung gọi cái thực trạng này là "Unus Mundus" , cái cõi mà mọi phần tử (thể chất cũng như thần hồn) đều nhập lại thành một (nhất thể), câu nối và dính liền với nhau như là một .
Cái tâm thức bình thường của ta thì luôn bị giới hạn bởi năm giác quan nên không sao nắm được trọn vẹn hết cái thực thể bao quát này. Hoạ hoằn lắm, trong vài cơ hội đặc biệt, ta mới nghiệm thấy được những trùng hợp lạ kỳ giữa nội tâm của mình và ngoại vật qua các hiện tượng mà Jung gọi là DPTT . (Nói một cách đơn giản hơn, ta cũng tựa như anh thầy bói mù chưa từng biết voi là gì , chỉ ôm được cái chân voi , mà rồi trong đầu cứ ngẩn ngơ không hiểu tại sao đôi khi , hễ cứ rờ vào "cái cây cột lớn" này thì sẽ bị ngay một cái "đuôi roi" từ đâu bung tới quất cho đau điếng ! )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét